PDA

View Full Version : Tranh chấp tên miền .vn liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa


doanhphuong
28-05-2012, 04:54 PM
Tại Việt Nam trong thời gian qua, các tranh chấp tên miền liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa là tranh chấp phổ biến – và đây là câu chuyện còn phải nói mãi ....

1.1. Tranh chấp liên quan đến tên miền ebay.com.vn:

Vụ việc tranh chấp tên miền ebay.com.vn giữa Công ty eBbay Inc có trụ sở tại số 2145 Hamilton Avenue San Jose Hoa Kỳ (gọi tắt là eBay - một Công ty chuyên kinh doanh về dịch vụ đấu giá qua mạng và thương mại điện tử, hiện là chủ nhãn hiệu hàng hóa "EBAY" được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) và Công ty TNHH Mộc Mỹ có địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh - chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền ebay.com.vn đã kéo dài trong suốt 2 năm vừa qua mà chưa có hồi kết.

Theo như đơn trình bày, eBay cho rằng cái tên "eBay" rất nổi tiếng vì:

- Hoạt động từ năm 1995, eBay bắt đầu như một nơi giao dịch các mặt hàng sưu tầm và khó kiếm. Từ đó, eBay đã phát triển thành một ngôi chợ nơi mọi người có thể tìm thấy bất cứ mặt hàng nào từ điện thoại di động và đĩa DVD cho đến quần áo, đồ sưu tầm và xe hơi (thông tin cung cấp trên Website www.eBay.vn).

- eBay đã hiện diện tại 33 thị trường lớn trên thế giới;

- Tính đến thời điểm ngày 30/9/2006, có hơn 212 triệu người trong đó có hơn 32.000 người từ Việt Nam đăng ký sử dụng dịch vụ của eBay và theo dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu Quốc tế và kết quả cuộc điều tra vào tháng 4/2005 của Trung tâm Census Hoa Kỳ, nếu eBay là một quốc gia thì dân số của nó (người đăng ký sử dụng dịch vụ) sẽ đứng hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau dân số của Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và In-đô-nê-xi-a, đồng thời vẫn tiếp tục tăng thêm hàng ngày;

- Trong 1 giây, trị giá hàng hóa và dịch vụ được buôn bán qua trang Web www.eBay.com là 1.500 đô la Mỹ;

- Mỗi ngày, gần 6 triệu mặt hàng thuộc trên 50.000 chủng loại hàng hóa được giới thiệu trên mạng eBay;

- Nhãn hiệu "eBay" được đăng ký trên toàn thế giới, trong đó tại Việt Nam, nhãn hiệu này được đăng ký từ ngày 01/02/2002.

Theo thông tin trong đơn khiếu nại mà eBay cung cấp, trên khắp thế giới, eBay đã đăng ký trên 2.500 tên miền mà có chứa cụm từ "eBay", trong đó có 7 tên miền đăng ký tại Việt Nam nhưng một điều rất đáng tiếc là trong số đó không có tên miền ebay.com.vn mặc dù nhãn hiệu hàng hóa "eBay" đã được lưu ý đăng ký từ năm 2002.

Chính vì sơ suất này mà khi triển khai cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, eBay đã gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Công ty này đã đăng ký và triển khai cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến qua tên miền ebay.vn từ ngày 01/6/2006 để qua đó kết nối người dùng Việt Nam với thị trường trực tuyến toàn cầu của eBay nhưng tên miền ebay.vn vẫn không thể bao trùm được các lợi thế của tên miền ebay.com.vn (dưới đuôi .COM.VN được dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam). Chính vì lý do đó mà eBay, thông qua các đại diện pháp lý tại Việt Nam đã phải nộp đơn theo đuổi vụ việc trong suốt 2 năm quan để nhằm giành lại quyền sử dụng tên miền này.

Đầu năm 2005, sau khi phát hiện ra tên miền ebay.com.vn đã được đăng ký bởi Công ty TNHH Mộc Mỹ, Công ty eBay đã ủy quyền cho Công ty Sở hữu trí tuệ D&N làm đại diện pháp lý nộp đơn khiếu nại lên Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đề nghị thu hồi tên miền ebay.com.vn và cấp phát lại cho eBay Hoa Kỳ. Đại diện của eBay lập luận Công ty TNHH Mộc Mỹ đã gắn nhãn hiệu EBAY của Công ty eBay Hoa Kỳ lên phương tiện cung cấp dịch vụ đấu giá qua mạng mà Công ty TNHH Mộc Mỹ đang cung cấp và hành vi này là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa của chủ nhãn hiệu - Công ty eBay Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại thời điểm eBay nộp đơn, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền theo quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá trình thu nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền giữa các bên, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Theo đó, VNNIC đã cung cấp thông tin liên hệ và yêu cầu eBay tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với Công ty TNHH Mộc Mỹ nhưng việc liên hệ thỏa thuận của các bên đã không thành.

Trong thời gian này, Công ty TNHH Mộc Mỹ đã đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ À Lô triển khai các dịch vụ thiết kế trang Web, cung cấp và lưu trữ thông tin trên mạng. Tên miền EBAY.COM.VN lúc này cũng đã được trỏ về cùng giao diện Web với tên miền www.alo.com.vn.

Đầu năm 2007, eBay tiếp tục ủy quyền cho đại diện pháp lý mới là Công ty Luật Russin & Vecchi nộp đơn khiếu nại lần 2 lên Trung tâm Internet Việt Nam đề nghị hủy bỏ hiệu lực đăng ký tên miền "ebay.com.vn" của Công ty TNHH Mộc Mỹ và xin cấp tên miền này cho eBay. Đại diện của eBay lập luận: Việc Công ty Mộc Mỹ (tên mới Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ À Lô) đăng ký và sử dụng tên miền ebay.com.vn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế cũng như quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tên miền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc giải quyết các tranh chấp lúc này thuộc lĩnh vực tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và phải tuân thủ theo các quy định của Luật Công nghệ thông tin với các hình thức giải quyết cụ thể bao gồm: 1/ Thông qua thương lượng, hòa giải; 2/ Thông qua trọng tài; 3/ Khởi kiện tại tòa án. Do việc thương lượng, hòa giải đã không thành, nên hình thức thông qua trọng tài cũng khó thực hiện cho eBay vì muốn đem vụ việc ra giải quyết tại cơ quan trọng tài thì cần phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cùng thống nhất sẽ giải quyết vụ việc thông qua con đường trọng tài. Vậy xem ra eBay chỉ còn một cách duy nhất là đem vụ việc ra khởi kiện tại tòa án và vụ việc hiện vẫn chưa đến hồi kết.

Tháng 9/2007, eBay thông qua đại diện pháp lý mới là Công ty BateyBurn đồng thời cử Giám đốc phụ trách eBay Đông Nam Á trực tiếp thu thập thông tin để tiếp tục theo đuổi vụ việc và chuẩn bị các thủ tục khiếu kiện cần thiết. Điều này có thể thấy rằng eBay đã mất rất nhiều công sức, thời gian cũng như tiền bạc để theo đuổi vụ việc mà vẫn chưa biết kết quả phán quyết cuối cùng của tòa án ra sao.

Như vậy, chỉ vì một sơ suất không đăng ký kịp thời tên miền, Công ty eBay đã gặp phải hàng loạt những khó khăn, phiền toái trong quá trình mở rộng kinh doanh dịch vụ của mình tại Việt Nam. Mặc dù eBay đã đăng ký được tên miền eBay.vn nhưng vẫn chưa đủ để tránh được các rắc rối cũng như chưa phát huy được hiệu quả khi mà những đuôi tên miền phổ dụng liên quan đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ như .com.vn, .biz.vn đều có khả năng thu hút truy cập cao và hiện vẫn đang được biết đến như các tên thương mại.


Kinh nghiệm qua trường hợp này cho thấy: Các doanh nghiệp, các chủ nhãn hiệu cần hết sức lưu ý tới việc sớm đăng ký đầy đủ những tên miền quốc gia Việt Nam dưới các đuôi tên miền có sức thu hút truy cập cũng như khả năng quảng bá cao như .vn, .com.vn, .biz.vn, .info.vn,... ngay tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc khi có kế hoạch kinh doanh dịch vụ để chiếm được các lợi thế về quảng bá cũng như tránh được các phiền toái có thể gặp phải sau này./

1.2. Tranh chấp liên quan đến tên miền ibm.com.vn:

Trường hợp của International Business Machines Corporation là bài học về sự chủ quan trong quá trình bảo vệ thương hiệu hay là kinh nghiệm về giá trị của việc giữ và quảng bá thương hiệu trên con đường phát triển thị trường.

Tranh chấp tên miền ibm.com.vn xảy ra giữa ông Lý Gia Khang, địa chỉ tại 593 Vạn Cân, Thủ Đức, TP.HCM với International Business Machines Corporation có địa chỉ Old Orochard Road, Armonk, New York, Hoa Kỳ.

Sau khi tiếp nhận đơn xin cấp phát tên miền ibm.com.vn của ông Lý Gia Khang vào ngày 25/8/2003, theo VNNIC, IBM là một nhãn hiệu thương mại nổi tiếng của International Business Machines Corporation (viết tắt là Công ty IBM) – một công ty đa quốc gia lâu đời có uy tín và danh tiếng với các sản phẩm và dịch vụ tin học mang nhãn hiệu và thương hiệu IBM nổi tiếng trên toàn thế giới nên VNNIC đã đưa vào mục Danh sách các tên miền có khả năng tranh chấp. Nhằm tạo điều kiện cho IBM và các đại điện pháp lý của IBM có thời gian phản ứng với sự kiện trên. Cùng với việc niêm yết này VNNIC đã gọi điện thông báo cho đại diện của IBM tại TP.HCM để thông báo và khuyến cáo IBM đăng ký tên miền này. Sau 03 ngày ibm.com.vn được niêm yết trên danh sách tên miền có tranh chấp và không nhận được đơn đăng ký của IBM, VNNIC đã cấp tên miền này cho ông Lý Gia Khang. Vài ngày sau đó, IBM đã gửi đơn khiếu nại lên VNNIC qua đại diện pháp lý là Công ty Sở hữu trí tuệ Tilleke & Gibbins Consultans, khẳng định không ai có quyền đăng ký tên miền ibm.com.vn ngoài IBM. Theo Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm theo tại Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT, VNNIC đã có công văn trả lời Tilleke & Gibbins đề nghị 02 bên thỏa thuận và có thông báo kết quả thỏa thuận bằng văn bản về VNNIC trước ngày 30/9/2003. Việc hòa giải đã không thành vì các yêu cầu của 02 bên đã không được thực hiện và chấp nhận. Sau đó, Công ty Sở hữu trí tuệ Tilleke & Gibbins Consultans đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông đề nghị giải quyết khiếu nại vụ việc này, lý lẽ mà Tilleke & Gibbins Consultans đưa ra là:

+ Việc ông Lý Gia Khang đăng ký tên miền ibm.com.vn là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp đã được Cục sở hữu trí tuệ - đơn vị bảo hộ nhãn hiệu IBM cho International Business Corporation xác nhận bằng văn bản.

+ Việc ông Khang đăng ký tên miền ibm.com.vn là xâm phạm quyền của International Business Corporation đã được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định Thương mại VN- Hoa Kỳ.

+ Theo Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm theo tại Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT thì “tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn, tuân theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với các quy định về sở hữu trí tuệ”, ô Khang đã vi phạm quy định này khi đăng ký tên miền ibm.com.vn.

+ Trong Chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền của ICANN thông qua ngày 24/10/1999 (UDNDRP) nêu rõ khi đăng ký tên miền, chủ thể đăng ký cam kết rằng việc đăng ký tên miền của mình sẽ không vi phạm quyền của bất kỳ bên thứ 3 nào và việc sử dụng tên miền sẽ không vi phạm pháp luật nào. Ông Khang đăng ký tên miền ibm.com.vn là vi phạm nguyên tắc này.

+ Ông Khang và Công ty của ông này là Công ty TNHH Tin học Gia Hào không có mối liên hệ nào đối với tên miền ibm.com.vn là tên miền mang nhãn hiệu IBM của International Business Machines Corporation được bảo hộ tại Việt Nam. Ông Khang đề nghị hợp tác với International Business Machines Corporation trong việc Công ty TNHH Tin học Gia Hào sẽ duy trì, hosting, thiết kế web hay quảng bá các sản phẩm của International Business Machines Corporation; như vậy International Business Machines Corporation sẽ phải trả các khoản chi phí hàng tháng cho Công ty TNHH Tin học Gia Hào. International Business Machines Corporation cho rằng đây là một hành vi gây thiệt hại cho họ.

Những dẫn chứng mà Tilleke & Gibbins Consultans đưa ra để đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông và VNNIC hủy bỏ đăng ký tên miền của ông Lý Gia Khang chưa có đủ cơ sở để khẳng định việc đăng ký và sử dụng của ông Lý Gia Khang là vi phạm Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet nên không thể thu hồi được.

Hiện tại, tên miền ibm.com.vn đang được Công ty Tin học Gia Hào sử dụng để giới thiệu các hoạt động trong lĩnh vực tin học (Intelligent Business Management): thiết kế website, phần mềm quản lý, lắp đặt và bảo trì mạng, mua bán, trao đổi, ký gửi các linh kiện các loại máy tính, giấy văn phòng.

Tính từ thời điểm International Business Machines Corporation ủy quyền cho Tilleke & Gibbins Consultans để khiếu nại ông Lý Gia Khang đã được 5 năm, mặc dù International Business Machines Corporation chưa đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án nhưng xem ra việc International Business Machines Corporation có thể đòi lại được tên miền ibm.com.vn không phải là chuyện đơn giản và nhanh chóng. Vụ việc ra sao chúng ta chỉ có thể chờ thời gian mới có thể trả lời được.

Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều vụ kiện liên quan đến tên miền gây mất rất nhiều thời gian, tiền bạc mà nguyên đơn vẫn gặp vô cùng những khó khăn trong việc đòi lại tên miền mà vấn không đòi lại được. Công ty IBM có thể tránh được những rắc rối, phiền toái về việc tranh chấp, kiện tụng như trên là việc đăng ký ngay tên miền có khả năng tranh chấp mà VNNIC đã niêm yết trong Mục các tên miền đăng ký có khả năng tranh chấp trên Website của VNNIC khi nhận được đơn đăng ký của ông Lý Gia Khang cũng như các tên miền khác có liên quan đến cụm từ ibm. Tuy nhiên thậm chí Công ty IBM nhận định là kể cả Công ty IBM không đăng ký tên miền nói trên thì cũng không ai có quyền đăng ký các tên miền liên quan đến cụm từ ibm ngoài Công ty IBM. Một điều rất đơn giản để tránh bị mất tên miền liên quan đến tên thương hiệu, tránh tranh chấp rắc rồi phát sinh liên quan mà Công ty IBM đã để xảy ra chính từ việc chủ quan, không chú trọng việc bảo vệ thương hiệu của mình, không quan tâm đến tên miền Việt Nam .VN. Đây là bài học không chỉ của Công ty IBM mà là bài học chung cho tất cả các doanh nghiệp, ở thời hiện tại có thể thị trường Việt Nam chưa hấp dẫn bằng các thị trường khác nhưng tương lai thì nó sẽ có rất nhiều tiềm năng, khả năng phát triển; nhưng liệu các tên miền trùng hoặc giống tương tự như thương hiệu của các doanh nghiệp liệu có còn nguyên “chờ đợi” cho đến khi thương hiệu này nghiệp phát triển để dành cho các doanh nghiệp đăng ký không? Câu hỏi đặt ra mỗi người đều có thể trả lời được, vì vậy các doanh nghiệp cần ý thức hơn nữa về việc đăng ký để giữ tên miền liên quan đến tên thương hiệu của mình song song với việc bảo hộ nhãn hiệu.


1.3. Tranh chấp liên quan đến tên miền visa.com.vn:

Việc tranh chấp liên quan đến tên miền visa.com.vn giữa VISA Int có trụ sở tại 900 Metro Center Boulevard, Foster City, Califonia, 94404 Hoa Kỳ và Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech), có địa chỉ tại TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Visa cho rằng:

- VISA Int là một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính và tập đoàn này làm chủ nhãn hiệu và các tên miền có chứa thành phần “visa” được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới, ngay tại Việt Nam, nhãn hiệu “visa” được bảo hộ từ năm 1997. Tuy nhiên, VISA lại “quên mất” chưa đăng ký tên miền .VN tại Việt Nam cho đến khi VISA phát hiện thấy Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech) – một trong những nhà cung cấp các dịch vụ mạng và tên miền ở Việt Nam, đã đăng ký tên miền visa.com.vn.

- Việc đăng ký tên miền visa.com.vn của Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech), có thành phần visa trùng với nhãn hiệu mà VISA Int đã đăng ký bảo hộ. Việc sử dụng tên miền visa.com.vn của Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech)- có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và là hành vi xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Đơn khiếu nại của VISA Int đã được đại diện là Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh gửi đến Trung tâm Internet Việt Nam vào đầu năm 2004; Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh yêu cầu hủy bỏ tên miền visa.com.vn của Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech) và cấp lại tên miền này cho VISA Int. Sau khi nhận được công văn khiếu nại VNNIC đã yêu cầu các bên tiến hành hòa giải theo quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên.

Theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại thời điểm Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh nộp đơn, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền theo quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá trình thu nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền giữa các bên, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Theo đó, VNNIC đã cung cấp thông tin liên hệ và yêu cầu VISA Int tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech) nhưng việc liên hệ thỏa thuận của các bên đã không thành ở lần hòa giải đầu tiên.

Sau nhiều lần hòa giải, cuối năm 2004, sau khi hòa giải giữa 2 bên thành công thì Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech) đã đề nghị trả lại tên miền cho VNNIC, và VISA Int đã đăng ký tên miền visa.com.vn.

Đây là một trong số ít những trường hợp khiếu nại liên quan đến tranh chấp mà chủ thể đang sử dụng tên miền lại không còn nhu cầu sử dụng tên miền và trả lại. Có thể nói là ở trường hợp này VISA Int đã gặp ít nhiều may mắn, vì trên thực tế số vụ khiếu nại, tranh chấp mà 02 bên hòa giải được với nhau là số ít, công sức bỏ ra rất nhiều nhưng kết quả thu được không như mong muốn.

1.4. ANZ Bank và khiếu nại liên quan đến tên miền anz.com.vn:

Tranh chấp tên miền giữa Australia and New Zealand Banking Group Limited (tên gọi là ANZ Bank) là một tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế nổi tiếng hoạt động ở Việt Nam với bà Kiều Huỳnh Thẩm Vân Nhi, có địa chỉ tại TP.HCM. ANZ đã có đơn khiếu nại bà Kiều Huỳnh Thẩm Vân Nhi về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại khi đã đăng ký tên miền anz.com.vn và đề nghị bà Nhi hủy bỏ việc đăng ký tên miền anz.com.vn từ cuối năm 2004 vì ANZ Bank là chủ sở hữu duy nhất của nhãn hiệu toàn cầu ANZ, ANZ Bank và ANZ WorldWide. ANZ Bank đã có các chi nhánh tại Hà Nội, tại TP.HCM, VPĐD tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền giữa các bên, VNNIC có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Vì vậy, VNNIC đã cung cấp thông tin liên hệ và yêu cầu ANZ Bank tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với bà Kiều Huỳnh Thẩm Vân Nhi nhưng việc liên hệ thỏa thuận của các bên đã không thành.

Sự việc vẫn chưa đến hồi kết, trong khi ANZ Bank vẫn chưa thể đòi lại được tên miền anz.com.vn liên quan đến nhãn hiệu ANZ thì đến tháng 6/2007, một đại diện từ ANZ Bank ở Úc đã có đơn khiếu nại gửi đến VNNIC, khẳng định về quyền sở hữu nhãn hiệu ANZ và các tên tương tự đã được bảo hộ ở Việt Nam từ năm 1992. ANZ Bank lập luận rằng hành vi đăng ký tên miền anz.com.vn và anz.vn của các đối tượng không liên quan đến ANZ Bank là hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của ANZ Bank; đồng thời đề nghị là thu hồi các tên miền này để cấp lại cho ANZ Bank.

Có thể thấy một điều là ngay sau khi tên miền anz.com.vn bị đăng ký mất, khiếu nại phát sinh thì ANZ Bank vẫn chưa thực hiện ngay việc đăng ký tên miền liên quan đến nhãn hiệu để bảo vệ. Trong khi đó, từ cuối năm 2005, VNNIC đã bắt đầu thông báo việc cấp tên miền cấp 2 .VN trong giai đoạn ưu tiên trước khi chuyển sang cấp phát tự do trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình, website của VNNIC, thậm chí nhiều lần gửi email đến các tổ chức đại diện về sở hữu trí tuệ để khuyến cáo khách hàng suốt hơn 8 tháng. VNNIC tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các chủ thể đã đăng ký bảo hộ được ưu tiên là nhóm đối tượng được ưu tiên đầu tiên để xét cấp tên miền cấp 2.VN trước khi cấp phát tự do. Tuy nhiên hết giai đoạn này mà ANZ Bank vẫn không hề đăng ký tên miền cấp 2 .VN có liên quan đến nhãn hiệu của mình như: anz.vn hay anzbank.vn, .... Và tên miền anz.vn cũng được Công ty TNHH Đại An đăng ký ngày 23/08/2006, sau khi hết giai đoạn ưu tiên mà tên miền này vẫn bỏ ngỏ, chưa được ANZ Bank đăng ký.

Liệu hồi chuông cảnh báo các tổ chức, doanh nghiệp như ANZ Bank về việc đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình trên Internet phải đánh đến bao giờ và đánh như thế nào thì các tổ chức, doanh nghiệp mới “nghe” được để họ kịp giữ tên miền liên quan đến họ được...

1.5. Tranh chấp liên quan đến tên miền thebodyshop.com.vn:

The Body Shop International PLC có địa chỉ tại Watersmead, Littlehampton, West Sussex BN 17 6 LS, UK ủy quyền cho Cty TNHH Tầm nhìn & Liên danh làm đại diện - Vision) và bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo địa chỉ tại 620/6 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, TP HCM là bên bị khiếu nại. Khiếu nại phát sinh liên quan đến tên miền “thebodyshop.com.vn” đăng ký ngày 15/3/2005 tại Trung tâm Internet Việt Nam. Vision đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam thu hồi tên miền để The Body Shop International PLC với các lý do sau:

- Việc đăng ký tên miền thebodyshop.com.vn đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của The Body Shop vì:

+ The Body Shop là nhãn hiệu nổi tiếng gắn liền với danh tiếng và uy tín của Công ty The Body Shop cho các sản phẩm chăm sóc da và tóc từ thiên nhiên. Cụ thể là: Nhãn hiệu The Body Shop được đăng ký lần đầu tiên tại Mỹ năm 1973.

+ Nhãn hiệu The Body Shop đã được bảo hộ theo 251 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại 102 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. The Body Shop là nhãn hiệu đứng thứ thứ 28 trong danh sách các nhãn hiệu hiệu nổi tiếng thế giới và đứng thứ 2 trong danh sách các nhãn hiệu được tin cậy ở Anh. The Body Shop đang sở hữu 120 tên miền có thành phần “the body shop”

+ Tên thương mại The Body Shop đã được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Công ước Paris.

+ Một số quyết định của Giải quyết tranh chấp tên miền của Trung tâm Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới đã công nhận các tên miền “the body shop” và “bodyshop” thuộc sở hữu độc quyền của Công ty The Body Shop.

- Tên miền thebodyshop.com.vn đã được đăng ký cho mục đích không chính đáng và hợp pháp. Vision cho rằng:

+ Bà Nguyễn Thị Mỹ Thải không có hoạt động thương mại nào liên quan hoặc có mối quan hệ kinh doanh nào với The Body Shop.

+ Bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo đã đăng ký tên miền thebodyshop.com.vn nhằm bán lại cho Công ty The Body Shop để kiếm lời bất chính vì:

Công ty The Body Shop nhận được thư điện tử từ người có tên là Nguyễn Hoàng Phi (Nicolas Nguyễn) chào bán tên miền thebodyshop.com.vn theo địa chỉ nicolashoangphi111@gmail.com..

Người đăng ký tên miền thebodyshop.com.vn là bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo thông qua địa chỉ email nicolas_hoangphi111@yahoo.com, địa chỉ email này được sử dụng trong quá trình thương lượng giữa Công ty The Body Shop và bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo.

Cả 02 địa chỉ email nicolashoangphi111@gmail.com và nicolas_hoangphi111@yahoo.com đều do 1 cá nhân sử dụng, bởi một người có biệt danh là Combizian, xuất hiện trên website www.forum.vncnus.net (website của Hội sinh viên Việt Nam trên Đại học Quốc gia Singapore).

Sau khi Công ty The Body Shop yêu cầu bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo tự thu hồi, trả lại tên miền cho The Body Shop thì bà Thảo đã xây dựng website www.thebodyshop.com.vn nhằm đối phó, website có nội dung: Website đang xây dựng, để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ nicolas_hoangphi111@yahoo.com. Trên website có sử dụng một chỉ dẫn gây nhầm lẫn là “powered by The Body Shop”.

Với các lý do trên Vision khẳng định là việc đăng ký tên miền thebodyshop.com.vn của bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản trí tuệ (nhãn hiệu, tên thương mại, tên miền) của The Body Shop, nhằm sử dụng mục đích không chính đáng và hợp pháp, gây cản trở cho hoạt động thương mại điện tử sản phẩm The Body Shop tại Việt Nam.

Ngày 20/10/2005, VNNIC đã ra Công văn số 231/VNNIC thông báo cho bên bị khiếu nại về vụ việc và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải.

Sau khi tiến hành hòa giải không thành, Vision đã nộp đơn khiếu nại và biên bản hòa giải không thành lên VNNIC vào ngày 14/02/2006.

Cuối tháng 6/2006, trên cơ sở Hội đồng hòa giải tư vấn thì cả 02 bên đã tiếp tục hoà giải; The Body Shop đã bồi hoàn cho bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo khoản phí đăng ký và phí duy trì tên miền trong 02 năm, bà Nguyễn Thị Mỹ Thảo đã tiến hành nộp đơn trả lại tên miền thebodyshop.com.vn cho Trung tâm tâm Internet Việt Nam vào ngày 18/10/06.

Hơn một năm liên tục với các nỗ lực để theo đuổi vụ khiếu kiện tên miền thebodyshop.com.vn đã khiến cho Công ty The Body Shop mất không ít thời gian, công sức; kết quả cuối cùng là tên miền Công ty The Body Shop đòi lại được tên miền thebodyshop.com.vn liên quan đến nhãn hiệu của mình nhưng bài học kinh nghiệm mà Công ty The Body Shop mua được thì không hẳn đã dễ dàng

1.6. Tranh chấp liên quan đến tên miền jaguar.com.vn & astonmartin.com.vn:

Bài toán chưa có lời giải cho các tổ chức như Jaguar Cars Limited và Aston Martin Lagonda Limited trong vụ kiện do bị mất tên miền liên quan đến nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ

Vụ tranh chấp tên miền jaguar.com.vn giữa Công ty Jaguar Cars Limited, có văn phòng chính tại Anh Quốc và Bà Lê Thị Thúy Hạnh, cư trú tại Hà Nội, Việt Nam. Công ty Jaguar Cars Limited ủy quyền cho Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn nộp đơn đến Trung tâm Internet Việt Nam khiếu nại về hành vi đăng ký tên miền vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa JAGUAR đã được đăng ký tại Việt Nam.

Công ty Jaguar Cars Limited đã đưa các dẫn chứng để khẳng định sự nổi tiếng của Công ty Jaguar Cars Limited và nhãn hiệu Jaguar:

- Năm 1935 Công ty sản xuất chiếc xe hơi Jaguar có động cơ lần đầu tiên.

- Sản xuất xe hơi nhanh nhất Thế giới.

- Doanh thu và chi phí đầu tư cho việc quảng cáo sản phẩm xe hơi Jaguar cũng như các sản phẩm mang nhãn hiệu Jaguar khác đầu rất cao. Sản phẩm của Jaguar cũng được giới thiệu trên rất nhiều tạp chí nổi tiếng trên Thế giới đặc biệt là các tờ tạp chí thuộc khu vực Châu Âu và Châu Á. Tờ Vietnamnet của Việt Nam cũng khẳng định là Jaguar là một trong 10 loại xe trên Thế giới mà ai cũng muốn thử.

- Nhãn hiệu Jaguar đã được bảo hộ tại rất nhiều nước trên Thế giới. Nhãn hiệu Jaguar được bảo hộ tại Việt Nam từ năm 1997.

Như vậy, Jaguar Cars Limited lập luận rằng chỉ có Jaguar Cars Limited mới có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu Jaguar, việc bà Lê Thị Thúy Hạnh đăng ký tên miền jaguar.com.vn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng Jaguar của Jaguar Cars Limited vì bà này không hề có bất kỳ quyền sở hữu hoặc sử dụng nào đối với nhãn hiệu Jaguar và đề nghị VNNIC thu hồi tên miền jaguar.com.vn.

Vụ tranh chấp tên miền astonmatin.com.vn giữa Công ty Aston Martin Lagonda Limited và bà Lê Thị Thúy Hạnh. Công ty Aston Martin Lagonda Limited có văn phòng tại Anh Quốc và đã có ủy quyền cho Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn nộp đơn đến Trung tâm Internet Việt Nam khiếu nại về hành vi đăng ký tên miền vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa Aston Martin đã được đăng ký tại Việt Nam.

Aston Martin ngoài sản xuất xe hơi còn sản xuất các loại sản phẩm nổi tiếng khác như quần áo, túi xách, bút, cà vạt, ví, nịt, móc khóa, bật lửa, đồ chơi trẻ em.

Nhãn hiệu Aston Martin được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Vương quốc Anh lần đầu vào năm 1965; các nước Châu Âu và các nước Châu Á như: Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Indonesi, Nhật Bản và tại Việt Nam – nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ từ năm 2005. Việc bà Lê Thị Thúy Hạnh không hề có quyền sở hữu hay sử dụng nào đối với nhãn hiệu Aston Martin đăng ký tên miền astonmartin.com.vn là hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Aston Martin Lagonda Limited. Việc đăng ký tên miền astonmartin.com.vn của bà Lê Thị Thúy Hạnh được thực hiện với ý đồ xấu nhằm đầu cơ trục lợi, vì Aston Martin Lagonda Limited lập luận như sau:

o Aston Martin là nhãn hiệu nổi tiếng có nguồn gốc từ Châu Âu. Trong khi đó, bà Lê Thị Thúy Hạnh là người Việt Nam, từ trước đến này chưa hề có hoạt động nào sử dụng, liên quan đến sản phẩm, đây chỉ là kết quả từ việc cố ý đăng ký tên miền trùng với nhãn hiệu nổi tiếng của người khác nhằm đầu cơ trục lợi.

o Sau khi đăng ký tên miền astonmartin.com.vn bà Lê Thị Thúy Hạnh đã không đưa tên miền vào hoạt động .

o Ngoài việc đăng ký tên miền astonmartin.com.vn , bà Hạnh còn đăng ký tên miền jaguar.com.vn liên quan đến Jaguar, cũng là nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng toàn thế giới và hàng loạt tên miền liên quan đến các nhãn hiệu nổi tiếng.

o Khi nhìn thấy tên miền, khách hàng rất có thể sẽ nhầm tưởng đây chính là trang web của Aston Martin Lagonda Limited.

Aston Martin Lagonda Limited đề nghị với hành vi đăng ký tên miền trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Aston Martin của bà Hạnh là một trong những hành vi bị cấm theo quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet hiện hành và đề nghị VNNIC thu hồi tên miền astonmartin.com.vn.

Trên cơ sở những lập luận của Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn về tranh chấp liên quan đến các tên miền jaguar.com.vn và astonmartin.com.vn, theo quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet hiện hành, VNNIC đã hỗ trợ làm trung gian tạo điều kiện để hai bên tự gặp gỡ, thỏa thuận để giải quyết sự việc tranh chấp giữa các bên. Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn và bà Lê Thị Thúy Hạnh tiến hành hòa giải lần đầu đã không đi đến thống nhất nên cùng ký văn bản thỏa thuận không thành.

Tuy nhiên, sau nhiều lần tiến hành đàm phán thì hai bên đã nhất trí lựa chọn biện pháp hòa giải thương lượng các vấn đề liên quan đến tên miền jaguar.com.vn, tránh được tranh chấp kéo dài. Bà Lê Thị Thúy Hạnh đã nộp đơn đề nghị VNNIC hủy bỏ tên miền này và vào cuối tháng 11/2007, tên miền jaguar.com.vn đã được Jaguar Cars Limited đăng ký.

Qua xem xét toàn bộ sự việc về tên miền astonmartin.com.vn VNNIC thấy rằng sự việc mà Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn đã nêu là vấn đề tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia .vn nên đã khuyến khích, tạo điều kiện để giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng. Đồng thời, VNNIC cũng có khuyến có Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn nên đưa vụ tranh chấp liên quan đến tên miền astonmartin.com.vn này ra Tòa để khởi kiện, áp dụng vào Điều 76 Luật Công nghệ thông tin và Điều 130, 198, 202 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong trường hợp hòa giải không thành.

1.7. Tranh chấp liên quan đến tên miền toyotavn.vn, camry.vn, innova.vn:

Vụ việc tranh chấp tên miền toyotavn.vn, camry.vn, innova.vn giữa Công ty Ô tô Toyota Việt Nam với Công ty INGAS, Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Kim Long. Tranh chấp bắt đầu từ 4/10/2006 mà vẫn chưa có lời kết.

Theo đơn của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam thì:

- Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu Toyota, Camry, Innova trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc Công ty TNHH INGAS - chủ thể đăng ký tên miền camry.vn và innova.vn và Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Kim Long – chủ thể đăng ký tên miền toyotavn.vn hoàn toàn không có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ. Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã viện dẫn Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi “đăng ký, chiếm giữ sử dụng hoặc sử dụng tên khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng” là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, hành vi của Công ty TNHH INGAS và Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Kim Long là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Hành vi của các Công ty này gây những tổn hại lớn về uy tín, hình ảnh và lợi ích kinh tế của Công ty. Hơn nữa, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng việc đăng ký tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại của doanh nghiệp khác đã được đăng ký bảo hộ còn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đề nghị VNNIC thu hồi các tên miền toyotavn.vn, camry.vn, innova.vn đã cấp cho Công ty TNHH INGAS và Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Kim Long; Dừng cấp phát với bất kỳ tên miền nào có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu hàng hóa của Ô tô Toyota Việt Nam đã được đăng ký bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam.

Trước khi VNNIC cấp tự do các tên miền cấp 2 .VN, VNNIC đã triển khai giai đoạn ưu tiên kéo dài trong 8 tháng dành cho 03 nhóm đối tượng trong đó có nhóm tên nhãn hiệu hàng hóa, tên tác phẩm đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ là nhóm ưu tiên số 1. Thông tin này về việc triển khai các giai đoạn ưu tiên này đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Website VNNIC và đã được VNNIC gửi thư điện tử thông báo nhiều đợt đến các chủ thể đã có tên miền Việt Nam .VN. Sau giai đoạn ưu tiên này tên miền cấp 2 .VN được cấp theo nguyên tắc đăng ký xuyên suốt “ bình đẳng không phân biệt” và “đăng ký trước được xét cấp trước”.

Suốt thời gian 8 tháng này sau nhiều hình thức thông báo từ phía VNNIC nhằm tạo điều kiện để giữ tên cho các nhãn hiệu, đảm bảo việc đăng ký là “đúng người đúng việc” nhưng Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam đã không làm thủ tục đăng ký tên miền để bảo hộ nhãn hiệu của mình. Trong khi đó, tên miền theo đinh nghĩa chung của quốc tế là tên định danh các địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ trên mạng, chưa có trong đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của Luật Việt Nam cũng như Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO. Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên hiện hành đã nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước”, phù hợp với thông lệ quốc tế .

Để giải quyết các tranh chấp lúc này thuộc lĩnh vực tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định của Luật Công nghệ thông tin với các hình thức giải quyết cụ thể bao gồm: 1/ Thông qua thương lượng, hòa giải; 2/ Thông qua trọng tài; 3/ Khởi kiện tại tòa án. VNNIC cũng đã đề nghị Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam nên khởi kiện các chủ thể đăng ký tên miền ra Tòa để bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời VNNIC cũng khuyến cáo về việc Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam nên đăng ký các tên miền khác liên quan đang còn trong trạng thái tự do để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình cho dù sản phẩm hay dịch vụ đó còn đang phôi thai.

1.8. Tranh chấp liên quan đến tên miền sprite.com.vn, coke.com.vn, fanta.com.vn:

Vụ việc tranh chấp liên quan đến các tên miền sprite.com.vn, coke.com.vn, fanta.com.vn giữa Công ty The Coca-Cola Company có địa chỉ tại One Coca-Cola Plaza, NW, Atlanta, Georgia 30313, Hoa Kỳ và ông Hoàng Thanh Tùng, có địa chỉ tại 1842 Lạc Long Quân, phường 10, Quận Tân Bình, TP HCM. Công ty The Coca-Cola Company đã ủy quyền cho Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn đại diện cho các vấn đề liên quan đến tên miền tại Việt Nam để giải quyết các tranh chấp tên miền nói trên; Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn đề nghị VNNIC thu hồi sprite.com.vn, coke.com.vn, fanta.com.vn để trả lại cho Công ty The Coca-Cola Company theo các căn cứ sau:

- Các tên miền nêu trên có sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng SPRITE, FANTA và COKE được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam từ năm 1992.

- Việc ông Hoàng Thanh Tùng đăng ký các tên miền trùng lặp với các nhãn hiệu nổi tiếng và đang được bảo hộ của The Coca-Cola Company mà không được sự cho phép của chủ sở hữu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm quyền và lợi ích của chủ sở hữu các nhãn hiệu trên là The Coca-Cola Company.

- Các nhãn hiệu SPRITE, FANTA và COKE gắn liền với sản phẩm nước giải khát là thành quả đầu tư về tài chính và trí tuệ của Công ty The Coca-Cola Company. Ông Hoàng Thanh Tùng là người Việt Nam và hoàn toàn không có bất kỳ quyền lợi nào liên quan đến các nhãn hiệu nổi tiếng nêu trên của Công ty The Coca-Cola Company. Do đó, hành vi đăng ký cùng một lúc 03 tên miền trùng hợp với các nhãn hiệu nổi tiếng của Công ty The Coca-Cola Company không nằm ngoài mục đích đầu cơ để thu lợi, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty The Coca-Cola Company.

Theo Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông đã nêu rõ nguyên tắc đăng ký tên miền: “Tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước”; Tên miền là do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự chọn và họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 50/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 (có hiệu lực ngày 1/7/2006) đã quy định rõ về quyền tự bảo vệ của các tổ chức bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng việc áp dụng các biện pháp dân sự được quy định tại Điều 202 của Luật này và “Toà án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

VNNIC đã khuyến cáo Văn phòng Luật sư Đoàn Hồng Sơn hướng dẫn Công ty Coca-Cola khởi kiện chủ thể đăng ký các tên miền này ra Tòa để bảo vệ quyền lợi của mình. Trung tâm Internet Việt Nam là đơn vị quản lý Nhà nước về tài nguyên Internet nói chung, thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông không xử lý các vấn đề tranh chấp liên quan về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ thực hiện các yêu cầu xử lý về tên miền theo như phán quyết của Tòa án. Đồng thời nhanh chóng đăng ký các tên miền khác liên quan đến Công ty Coca-Cola, nếu không, để lấy lại những tên miền đó, Công ty Coca-Cola sẽ phải qua con đường tranh tụng về tranh chấp tên miền sẽ rất tốn kém.

1.9. Tranh chấp liên quan đến tên miền olay.com.vn:

Đại diện theo sự ủy quyền của The Procter & Gamble Company (Công ty P&G) có địa chỉ tại One Proter & Gamble Plaza, Cincinati, Ohio, Hoa Kỳ - Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao Công nghệ (InvestConsult) đã có khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền olay.com.vn với ông Đàm Ngọc Thu – có địa chỉ tại tầng 2, tòa nhà Kim Mã Thượng, quận Ba Đình, Hà Nội.

InvestConsult đã đưa ra những căn cứ để đề nghị VNNIC thu hồi tên miền olay.com.vn của ông Đàm Ngọc Thu:

- The Proter & Gamble Company là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về các sản phẩm và làm sạch. Công ty có rất nhiều nhãn hàng hiệu hàng hóa được đăng ký tại nhiều quốc gia và trở lên nổi tiếng thế giới như nhãn hiệu TIDE cho các sản phẩm bột giặt, OLAY cho các sản phẩm mỹ phẩm (kem dưỡng da, làm sạch), bàn chải đánh răng Oral-B ...

- Nhãn hiệu OLAY đã được Công ty P&G đăng ký bảo hộ tại nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Do vậy, Công ty P&G độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa OLAY trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phần chữ OLAY trong tên miền olay.com.vn này hoàn toàn trùng với nhãn hiệu OLAY của Công ty P&G. Vì vậy, việc đăng ký và sử dụng tên miền olay.com.vn của cá nhân Đàm Ngọc Thu không chỉ gây ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng, uy tín mà còn ngăn cản đến việc đăng ký và sử dụng tên miền của chủ sở hữu nhãn hiệu OLAY của Công ty P&G.

- OLAY – nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới, có doanh số mỗi năm hơn 1 tỷ đô la Mỹ của tập đoàn P&G, được hàng triệu phụ nữ ở hơn 150 nước trên khắp thế giới sử dụng và tin cậy. P&G đã phát triển các sản phẩm của OLAY dựa trên các nghiên cứu từ các khách hàng tiềm năng để đưa ra những giải pháp tốt nhât đáp ứng như cầu thiết yếu của họ - sản phẩm giúp ngăn ngừa và chống lại các dấu hiệu lão hóa. Tất cả các sản phẩm OLAY đều phải trải qua kiểm tra và thử nghiệm tại các trung tâm nghiên cứu này.

- Những sản phẩm chăm sóc da cao cấp của OLAY tín nhiệm cao tại các kinh đô thời trang nổi tiếng thế giới như New York, London, Sydney, Hồng Kông, ... Các sản phẩm mang thương hiệu OLAY luôn cải tiến cùng với việc áp dụng các công nghệ mang tính đột phá của P&G, giúp cải thiện một cách rõ rệt làn da của hàng triệu phụ nữ, đặc biệt là với Olay Total Effects +, P&G đã gặt hái được rất nhiều thành công .

- Công ty P & G khẳng định là Công ty này không có bất kỳ hoạt động chuyển nhượng hay cho phép tổ chức, cá nhân nào được sử dụng nhãn hiệu OLAY ngoài hệ thống toàn cầu của P&G. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy ông Đàm Ngọc Thu không có quyền và lợi ích liên quan đến nhãn hiệu OLAY và việc đăng ký tên miền olay.com.vn là hành vi cản trở việc sử dụng hợp pháp của chủ nhãn hiệu.

- Truy cập website: olay.com.vn thì nội dung trang Web này quảng cáo sản phẩm POND’S- một mỹ phẩm cạnh tranh khác không được sản xuất bởi P&G. Công ty P & G đã nhận được rất nhiều thắc mắc, phản hồi từ người tiêu dùng khi tru cập Website olay.com.vn để tìm hiểu thông tin về các sản phẩm OLAY lại chỉ thấy hình ảnh của sản phẩm khác lag POND’S. Việc đăng ký và sử dụng tên miền olay.com.vn của ông Đàm Ngọc Thu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu OLAY.

- Với các lý do nêu trên thì căn cứ theo Điều 2 và Điều 13.Trả lại, tạm ngừng, thu hồi tên miền trong Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm theo QĐ 27/2005/QĐ-BBCVT thì tên miền trên phải được thu hồi.

Tuy nhiên theo Luật Công nghệ thông tin, VNNIC không thể dựa vào các lỹ lẽ mà Công ty P&G đưa ra để thu hồi ngay tên miền olay.com.vn mà chỉ có thể đưa ra 03 hình thức giải quyết tranh chấp để Công ty P&G lựa chọn. Hiện tại, các hình thức này vẫn không được Công ty P&G áp dụng để giải quyết, tên miền olay.com.vn vẫn đứng tên của ông Đàm Ngọc Thu.


1.10. Tranh chấp liên quan đến tên miền heineken.vn:

Heineken, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, đang phải đối mặt với việc tranh chấp tên miền .vn liên quan tới thương hiệu của họ tại Việt Nam. Mặc dù Heineken đã đăng ký tên miền heineken.com.vn ngay sau khi thương hiệu này có mặt chính thức tại Việt Nam năm 2001, song một tên miền .VN tương tự khác là heineken.vn đã bị một công ty có trụ sở tại Hà Nội đăng ký mất.

Ngày 27/9/2006, ông Peter Ong Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam, đơn vị độc quyền sản xuất bia Heineken trên lãnh thổ Việt Nam đã đưa đơn khiếu nại lên Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vì tên miền heineken.vn đã bị đăng ký mất. Tên miền này được Công ty Cổ phần Quốc tế Kiến Cường (KCC) địa chỉ tại 346 Nguyễn Khoái - Hai Bà Trưng - Hà Nội đăng ký.

Ông Peter Ong cho rằng, KCC đăng ký tên miền heineken.vn là hoàn toàn trùng lặp với tên thương hiệu, nhãn hiệu bia Heineken và tên miền này không liên quan gì đến ngành nghề mà công ty này đang hoạt động trong lĩnh vực điện tử tin học. Thêm vào đó, tên miền bắt đầu bằng tên Heineken là trùng khớp với tên nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thuộc sở hữu của tập đoàn Heineken quốc tế, theo đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế Heineken và hình. Ông Peter Ong còn cho biết thêm, KCC không hề triển khai triển khai bất kỳ một nội dung nào tại website

www.Heineken.vn mà chỉ sử dụng màn hình trắng có hiển thị chữ heineken.vn gây nhầm lẫn và cản trở các công ty khác đến giao dịch với công ty của ông và gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, quảng cáo giới thiệu sản phẩm thương hiệu Heineken trên Internet.

Đại điện của Heineken đã viện dẫn điểm d, khoản 1, Điều 30 Luật SHTT quy định: 'Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhẫm lần với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc nhầm chỉ dẫn đại lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn đại lý tương ứng" là hành vi cạnh tranh không lãnh mạnh. Theo Quyết định số 27/2005/ QĐ-BBCVT cũng quy định; "Tên miền sẽ bị thu hồi nếu người đăng ký tên miền vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm như sử dụng tài nguyên Interent xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác". Vì vậy hãng bia nổi tiếng trên kiến nghị VNNIC thu hồi tên miền bị tranh chấp này.

Tên miền heineken.vn chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp tương tự đã mất tên miền sau ngày 14/8/2006, ngày VNNIC chính thức xét duyệt và cấp phát tự do tên miền cấp 2 .VN và chưa thể lấy lại được tên miền theo thương hiệu của mình. Theo thông báo từ VNNIC, Trước khi cấp tự do các tên miền cấp 2 .VN, VNNIC đã triển khai giai đoạn ưu tiên kéo dài trong 8 tháng dành cho 03 nhóm đối tượng trong đó có nhóm tên nhãn hiệu hàng hóa, tên tác phẩm đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ là nhóm ưu tiên số 1. Suốt thời gian 8 tháng này sau nhiều hình thức thông báo từ phía VNNIC nhằm tạo điều kiện để giữ tên cho các nhãn hiệu, đảm bảo việc đăng ký là “đúng người đúng việc” nhưng Nhãn hiệu Heineken đã không làm thủ tục đăng ký tên miền để bảo hộ nhãn hiệu của mình, và hệ quả tất yếu là chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ sau thời điểm VNNIC cấp phát tên miền tự do theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước”, tên miền heineken.vn đã bị đăng ký mất.

Không chấp nhận thực tế việc bị mất tên miền, Heineken tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần 2 đề nghị VNNIC:

(i) Thành lập hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tên miền .VN theo đúng quy trình giải quyết khiếu nại tên miền quy định tại Quyết định 93/QĐ-VNNIC do VNNIC ban hành ngày 25/11/2005;

(ii) có văn bản yêu cầu KCC có văn bản phúc đáp về nội dung khiếu nại của Công ty chúng tôi;

(iii) tạo điều kiện cho Công ty trực tiếp thỏa thuận giải quyết với KCC, yêu cầu họ tự nguyện hủy bỏ việc chiếm giữ tên miền heineken.vn; và

(iv) trong khi vụ việc đang được giải quyết, đề nghị VNNIC tạm ngưng và tạm thời không cấp phép cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác sử dụng tên miền heineken.vn và các tên miền tương tự cho đến khi có kết luận cuối cùng giải quyết dứt điểm.

Theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại thời điểm Heineken nộp đơn, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền theo quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá trình thu nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền giữa các bên, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Theo đó, VNNIC đã cung cấp thông tin liên hệ và yêu cầu Heineken tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với KCC nhưng việc liên hệ thỏa thuận của các bên đã không thành do KCC khẳng định tên miền heineken.vn họ đang chiếm giữ, sử dụng và đã được VNNIC cấp là hợp pháp.

Đầu năm 2007, Heineken một lần nữa gửi đơn khiếu nại lần 3 tới VNNIC đề nghị hủy bỏ hiệu lực đăng ký tên miền heineken.vn của KCC, Heineken tiếp tục viễn dẫn điều 130.1(a) Luật Sở hữu trí tuệ như đã nêu ở trên, Điều 124.5 luật SHTT: “Hành vi sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ”. Điều 129 Luật SHTT xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế cũng như quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tên miền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc giải quyết các tranh chấp lúc này thuộc lĩnh vực tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và phải tuân thủ theo các quy định của Luật Công nghệ thông tin với các hình thức giải quyết cụ thể bao gồm: 1/ Thông qua thương lượng, hòa giải; 2/ Thông qua trọng tài; 3/ Khởi kiện tại tòa án. Do việc thương lượng, hòa giải đã không thành, nên hình thức thông qua trọng tài cũng khó thực hiện cho Heineken vì muốn đem vụ việc ra giải quyết tại cơ quan trọng tài thì cần phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cùng thống nhất sẽ giải quyết vụ việc thông qua con đường trọng tài. Vậy xem ra Heineken chỉ còn một cách duy nhất là đem vụ việc ra khởi kiện tại tòa án và vụ việc hiện vẫn chưa đến hồi kết.

Các thông tin từ Heineken cho thấy chắc chắn hãng này sẽ không chịu để cho một công ty khác đăng ký sử dụng nhãn hiệu toàn cầu của mình. Tuy nhiên, để có thể lấy lại được thì hãng này sẽ phải trải qua con đường tố tụng về tranh chấp tên miền mà thông lệ quốc tế đều phải như vậy, dẫn đến tốn kém sức lực, tiền bạc lên tới hàng ngàn USD và có thể phải mất nhiều năm trời và ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của Heineken tại Việt Nam và trên toàn cầu..

Tranh chấp tên miền không loại trừ bất kỳ chủ thể nào và tranh chấp tên miền theo tên thương hiệu là một hiện tượng đang phổ biến. Nguyên nhân gây tranh chấp có thể do sự trùng lặp, giống nhau giữa các tên doanh nghiệp; các đối thủ đăng ký tên miền để khống chế lẫn nhau hoặc đăng ký để bán lại thu lợi nhuận. Để không mua sự phiền toái bực mình, không mất thời gian cho việc kiện tụng tranh chấp như Heineken thì không có biện pháp nào hữu hiệu hơn là đăng ký những tên miền gắn liền với hoạt động của mình để không ai có thể sử dụng được.



1.11. Tranh chấp liên quan đến tên miền bayer.vn:

Vụ việc tranh chấp tên miền bayer.vn giữa Bayer Akteingesellschaft có địa chỉ tại 51368 Leverkusen, Đức và Công ty TNHH In ấn Thương mại Khoa Thy, có địa chri tại 147 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, TP HCM – chủ thể đăng ký sử dụng tên miền bayer.vn. Bayer Akteingesellschaft đã có đơn khiếu nại thông qua đơn vị được ủy quyền là Công ty Tư vấn Đầu tư và chuyển giao công nghệ (Invest Consult).

Theo đơn trình bày:

- Bayer Akteingesellschaft là tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm, dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất sử dụng cho mục đích công nghiệp và nông nghiệp. Bayer Akteingesellschaft là chủ nhãn hiệu hàng hóa “Bayer” và “Bayer & Hình”. Đây là các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại rất nhiều quốc gia trên Thế giới. Bayer cũng chính là tên thương mại của Bayer Akteingesellschaft và được Công ty này sử dụng thường xuyên trên các tài liệu giao dịch, tài liệu quảng cáo ...

- Tại Việt Nam, nhãn hiệu hàng hóa “Bayer” và “Bayer & Hình” đã được bảo hộ. Tên miền bayer.com.vn cũng đã được đăng ký bởi Công ty Bayer Việt Nam.

- Vì vậy, việc đăng ký và sử dụng tên miền bayer.vn của Công ty TNHH In ấn Thương mại Khoa Thy không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng, uy tín mà còn ngăn cản việc đăng ký và sử dụng tên miền của chủ sở hữu nhãn hiệu/tên thương mại Bayer/Bayer Akteingesellschaft.Căn cứ theo Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì hành vi của Công ty TNHH In ấn Thương mại Khoa Thy là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Song song với việc gửi đơn khiếu nại, Invest Consult cũng đã tiến hành thỏa thuận với Công ty TNHH In ấn Thương mại Khoa Thy. Tuy nhiên, việc đàm phán này đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả.


1.12. Tranh chấp liên quan đến tên miền sapuwa.vn:

Vụ việc tranh chấp tên miền sapuwa.vn giữa Doanh nghiệp tư nhân nước uống tinh khiết Sài Gòn – Sapuwa, có địa chỉ tại số 9 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP HCM và Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ và Thương mại Nam Anh – chủ thể đăng ký tên miền sapuwa.vn.

Doanh nghiệp tư nhân nước uống tinh khiết Sài Gòn – Sapuwa (DNTN Sapuwa) cho rằng việc đăng ký và chiếm giữ tên miền sapuwa.vn của Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ và Thương mại Nam Anh là cố ý vi phạm các quy định pháp luật hiện hành, bởi các lý lẽ:

- Hành vi đăng ký chiếm giữ tên miền sapuwa.vn là hoàn toàn trùng lặp với nhãn hiệu SAPUWA, chủng loại sản phẩm do Nhà máy Sapuwa sản xuất nước uống đóng chai và các thiết bị chuyên ngành Thực phẩm – Đồ uống mang nhãn hiệu Sapuwa.

- TRong khi đó, Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ và Thương mại Nam Anh là một doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ, hoàn toàn không có mối liên hệ gì với chức năng, ngành nghề kinh doanh liên quan đến nhãn hiệu SAPUWA.

- Việc Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ và Thương mại Nam Anh đăng ký tên miền sapuwa.vn là hoàn toàn mang tính đầu cơ, trục lợi, cản trở quyền kinh doanh hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa SAPUWA mang số 6422. Việc chiếm lĩnh tên miền của Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ và Thương mại Nam Anh cũng gây cản trở đến quyền kinh doanh, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, thương hiệu SAPUWA qua kênh phương tiện thông tin quảng bá hữu hiệu như Internet.

- Trong khi đó, theo Quy định về Quản lý và sử dụng tài nguyên Internet hiện hành, thì khi đăng ký tên miền, Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ và Thương mại Nam Anh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng tính chính xác của thông tin cung cấp cho Trung tâm Internet Việt Nam; đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký.

- Theo Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hành vi đăng ký, sử dụng tên miền sapuwa.vn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu SAPUWA, đến DNTN Sapuwa.


1.13. Tranh chấp liên quan đến tên miền bitis.vn:

Vụ việc tranh chấp tên miền bitis.vn giữa Công ty TNHH Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên (BITI’S) và Công ty TNHH Công nghệ Đại An – chủ thể đăng ký và sử dụng tên miền bitis.vn.

Theo căn cứ của Công ty Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên (BITI’S):

- BITI’S đã hình thành và phát triển từ năm 1982, là doanh nghiệp kinh doanh chính các sản phẩm về giầy dép.

- Thương hiệu BITI’S là thương hiệu đã được Bộ Lao động Thương binh – xã hội tặng bằng khen “Đã có thành tích chấp hành tốt Pháp luật lao động và đảm bảo đời sống của người Lao động năm 2005”; được Bộ Công nghiệp trao giấy chứng nhận và Cúp “Doanh nghiệp thực hiện tốt”, là một trong 10 thương hiệu Việt mạnh nhất trong lĩnh vực Da – Giày và Thời trang “Biti’s nâng niu bàn chân Việt”, nhắc đến tên Biti’s mọi người đều biết là công ty sản xuất hàng tiêu dùng loại sản phẩm giày dép.

- Nhãn hiệu BITI’S đã được bảo hộ ngày 29/5/2002, và Công ty BITI’S cũng đã đăng ký 03 tên miền bitis.com.vn và bitis-vn.com.vn.

- Công ty TNHH Công nghệ Đại An không có lĩnh vực hoạt động liên quan đến sản phẩm, nhãn hiệu hoặc bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến nhãn hiệu BITI’S.

VNNIC đã khuyến cáo Công ty Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên (BITI’S) khởi kiện Công ty TNHH Công nghệ Đại An ra Tòa để giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến tên miền bitis.vn theo Quy định tại Luật Công nghệ thông tin về các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền .VN.