PDA

View Full Version : Cách lựa chọn domain


ductienvt
18-07-2012, 09:00 AM
Việc chọn lựa tên miền được xem là một phần quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp trực tuyến. Trong trường hợp doanh nghiệp đã thành lập, bạn vẫn có thể tạo thêm tên miền mới để nói về dòng sản phẩm. Dĩ nhiên là chúng ta được quyền sở hữu một hay nhìu tên miền đều được.<br>
<br>
Ví dụ: Một tên miền với tên doanh nghiệp như Microsoft.com và một cho những người đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm của bạn trên những bộ máy tìm kiếm như Xbox.com<br>
Khi lựa tên để tiến hành quá trình đăng ký tên miền ta cần lưu ý 04 quy định sau:<br>
<br>
Tên miền (Domain name) không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org<br>
Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.<br>
Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).<br>
Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc <a href="http://www" target="_blank">http://www</a>. Đây là các thành phần chung áp dụng cho tất cả các tên miền.<br>
<br>
Vậy thì đâu là tiêu chí để lựa chọn tên miền? Ta có sáu quy tắc để có một tên miền tốt nhất:<br>
<br>
Quy tắc 1 : Càng ngắn càng tốt<br>
Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( msn.com, giau.org, …). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo…<br>
<br>
Quy tắc 2 : Dễ nhớ<br>
Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên nhu Art.com, Business.com… Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,…).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.<br>
<br>
Quy tắc 3: Không gây nhầm lẫn<br>
Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( – ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.<br>
<br>
Quy tắc 4: Khó viết sai<br>
Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.<br>
<br>
Quy tắc 5: Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn<br>
Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là <a href="http://www.Ahotel.com" target="_blank">www.Ahotel.com</a>. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.<br>
<br>
Quy tắc 6: Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu<br>
Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,…) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.<br>
<br>
<br>
Cần có bao nhiêu tiền để mua tên miền?<br>
<br>
Giá mua tên miền quốc tế: từ 240k – 480k<br>
Giá mua tên miền Việt Nam: từ 700k – 830k (bao gồm 350k phí đăng ký)<br>
Bản giá được trích từ CTY TNHH MTV Viễn Thông Quốc Tế FPT ngày 10/06/2011, link tham khảo bên dưới <a href="http://data.fpt.vn/p59-bang-gia-ten-mien.aspx" target="_blank">FPT DATA - Dich Vu Ten Mien - Bang Gia Ten Mien</a><br>
Kiểm tra tên miền còn trống hay đã được đăng ký ta làm như sau:<br>
<br>
B1: Ta vào trang web <a href="http://www.register.com" target="_blank">Register Domain Names at Register.com - Business Web Hosting Services and Domain Name Registration Provider</a><br>
B2: Nhập tên miền bạn cần kiểm tra – Nhấn “Find It”<br>
<br>
Nếu kết quả trả về là Taken (chữ màu đỏ) là tên miền đã có người đăng ký. Nếu kết quả Available (màu xanh lá) là được quyền đăng ký.<br>
<br>
Sau khi kiểm tra xong thì ta chỉ việc chọn lựa nhà cung cấp tên miền nào vừa ý, liên hệ mua là xong.<br>
<br>
<br>
<br>
Bài 3 kết thúc tại đây. Mong rằng qua bài viết này, sẽ giúp cho các doanh nghiệp tương lai lựa chọn được tên miền thích hợp để khởi sự doanh nghiệp trực tuyến của mình.<br>
<br>
<br>
<br>
Ngụy Bửu Danh