Chỉ số đường huyết thay đổi như thế nào trong 1 ngày?
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi tự kiểm tra đường huyết tại nhà với các thiết bị cá nhân hoặc khi kết quả kiểm tra bất thường. Thực tế, đường huyết thay đổi liên tục trong ngày và khác nhau từng ngày, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên nếu bạn không biết cách tự kiểm tra, kết quả đường huyết có thể không chính xác.
1. Chỉ số đường huyết thay đổi như thế nào trong 1 ngày?
Đường trong máu, hay còn gọi là glucose máu là nguồn năng lượng chính cung cấp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động, đặc biệt là nhóm hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Tuy nhiên, đường huyết cần duy trì ở mức an toàn để không gây hại ngược lại cho các cơ quan này.
Chỉ số đường huyết
Thực tế, giá trị chỉ số đường huyết dao động trong một khoảng nhất định theo các thời điểm khác nhau trong ngày. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và khó kiểm soát nhất là chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, cần đo đường huyết tại thời điểm xác định trong thời gian nhiều ngày để có kết quả đánh giá chính xác, từ đó bác sĩ cũng dễ dàng chẩn đoán và tư vấn điều trị bệnh hiệu quả.
Các chỉ số đường huyết được quy định về thời gian đo như sau:
Xét nghiệm đường huyết lúc đói.
Xét nghiệm đường huyết trước khi đi ngủ.
Xét nghiệm đường huyết sau khi ăn.
Xét nghiệm đường huyết Hemoglobin HbA1c, chỉ số này không liên quan đến bữa ăn nên có thể đo tại thời điểm bất kỳ.
Chỉ số đường huyết bất kỳ.
Chỉ số đường huyết chuẩn trong các xét nghiệm này cũng là khác nhau, vì thế người bệnh cần xác định đúng thời điểm xét nghiệm phù hợp và so sánh kết quả.
Thời điểm xét nghiệm khác nhau thì kết quả đường huyết cũng khác nhau
2. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn?
Ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn chung bạn có thể kiểm tra như sau:
Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ: <140 mg/dL (7,8 mmol/l).
Đường huyết đo lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
Đường huyết sau bữa ăn: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
Xét nghiệm HbA1c: Đường huyết < 5,7%.
Cụ thể, ngưỡng đường huyết theo các thời điểm xét nghiệm như sau:
2.1. Ngưỡng chỉ số đường huyết lúc đói
Xét nghiệm cần được thực hiện vào buổi sáng khi người bệnh nhịn ăn ít nhất từ 8h trở lên. Chỉ số đường huyết chuẩn rơi vào khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) - 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
Nếu chỉ số đường huyết lúc đói ở trong mức an toàn, các chuyên gia cho biết người bệnh không có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong ít nhất 10 năm tới. Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì một chế độ ăn uống và thể thao lành mạnh.
2.2. Ngưỡng chỉ số đường huyết sau ăn
Chỉ số đường huyết chuẩn ở người bình thường khỏe mạnh sau khi ăn là dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l). Thời điểm đo tốt nhất là trong vòng 1 - 2 giờ sau khi ăn.
2.3. Ngưỡng chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ
Đường huyết đo được trước khi đi ngủ của người có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh tiểu đường dao động từ 110 - 150 mg/dL (tương đương 6,0 - 8,3 mmol/l). Nếu vượt qua mức này, bạn có thể ở nhóm nguy cơ cao hoặc đã mắc bệnh tiểu đường, cần kiểm tra kỹ hơn để có kết luận chính xác.
[caption id="attachment_245960" align="aligncenter" width="800"]
Xét nghiệm HbA1c cũng là một loại xét nghiệm đường huyết
2.4. Ngưỡng HbA1c
Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c dưới 48 mmol/mol là bình thường, nếu vượt ngưỡng này có thể bạn đang mắc tiểu đường hoặc trong nhóm nguy cơ cao.
Bên cạnh để chẩn đoán tiểu đường thì xét nghiệm đường huyết cũng được dùng trong các trường hợp nghi ngờ hạ đường huyết, cần cấp cứu kịp thời. Hạ đường huyết là trường hợp cấp cứu nguy hiểm, có thể gây tổn thương não bộ và các cơ quan nhanh chóng nếu không kịp thời can thiệp xử lý.
Nếu xét nghiệm đường huyết cho thấy bạn có khả năng bị tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán thăm khám chuyên sâu tìm ra nguyên nhân. Từ đó, các biện pháp điều trị, kiểm soát đường huyết sẽ hiệu quả hơn. Điều trị và kiểm soát đường huyết càng sớm thì nguy cơ biến chứng do bệnh càng thấp.
3. Làm gì để duy trì chỉ số đường huyết ổn định ở mức an toàn?
Theo thống kê mới nhất, số bệnh nhân tiểu đường ở nước ta đang ở mức cao với khoảng 4,8 triệu người. Đây là căn bệnh mãn tính khó điều trị nên bệnh nhân phải chung sống, điều trị duy trì kết hợp với kiêng khem suốt đời để kiểm soát đường huyết. Căn bệnh này đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, kinh tế và đời sống của người bệnh cũng như gia đình và xã hội.
Xét nghiệm đường huyết định kỳ để tầm soát tiểu đường
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên tập các thói quen lành mạnh để duy trì đường huyết ổn định, hạn chế nguy cơ phát triển
bệnh tiểu đường cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan. Dưới đây là một số cách giúp bạn duy trì đường huyết ổn định trong mức an toàn:
3.1. Bổ sung nhiều thực phẩm tươi có màu đỏ hoặc xanh
Nhóm các thực phẩm này có chứa nhiều anthocyanin có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt, nhất là các loại quả như: dâu, nho, quả mọng,…
3.2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân đối
Với người khỏe mạnh, thành phần chất dinh dưỡng được khuyến nghị nên nạp vào mỗi ngày bao gồm: Glucid 50 - 60%, lipit 20 - 30%, protid 15 - 20% (dựa trên tổng lượng calo trong ngày). Nên ăn đủ 3 bữa, không bỏ qua bữa sáng, kết hợp nhiều loại hạt và trái cây để ổn định đường huyết, nâng cao sức khỏe.
3.3. Tập thể dục thường xuyên
Các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần bạn tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 buổi/tuần, các chỉ số đường huyết, huyết áp và tim mạch đều được duy trì ở mức khỏe mạnh. Với bệnh nhân tiểu đường, việc đổ mồ hôi khi luyện tập là cách để đường huyết ổn định ở mức an toàn, ngoài ra cũng giúp tế bào trong cơ thể nhạy cảm hơn với insulin.
Uống sữa giúp chuyển hóa đường trong máu tốt hơn
3.4. Uống sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa có tác dụng rất tốt trong việc giảm nguy cơ kháng insulin - loại hormone chuyển hóa đường trong máu. Vì thế, uống sữa mỗi ngày là cách để giảm nguy cơ tiểu đường cũng như bổ sung nhiều loại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến hàm lượng đường có trong sữa để điều chỉnh lượng sữa nạp vào cơ thể hàng ngày cho phù hợp.
3.5. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên và đều đặn
Nếu có điều kiện, gia đình bạn nên có thiết bị đo đường huyết tại nhà để có thể kiểm tra thường xuyên vào bất cứ lúc nào, nhất là khi gia đình có người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe tổng quát 1 năm 1 lần, trong đó bạn sẽ được xét nghiệm đường huyết để đánh giá các vấn đề sức khỏe nguy cơ.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn còn tùy thuộc vào thời điểm đo như trước ăn, sau ăn,... Hãy thực hiện tốt các chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để duy trì đường huyết ở mức ổn định, đảm bảo sức khỏe.
[hr]
Cùng tìm hiểu về
nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về
tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về
tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về
điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là
chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm
cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về
thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm
phối hợp thuốc huyết áp