SangNhuong.com


Trở lại   CHỢ THÔNG TIN TÊN MIỀN (DOMAIN) VIỆT NAM > TIN TỨC TÊN MIỀN > TIN TỨC TÊN MIỀN

Trả lời
 
Công cụ bài viết Tìm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
 
  #1  
Cũ 01-12-2019, 02:50 PM
lan trinh mo mong Online!
Junior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2018
Bài gửi: 0
Mặc định Điều trị bệnh hồng lỵ ở heo như thế nào?

Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae thuộc loại Gram (–), yếm khí, dài 6 – 8 µm, đường kính 320 – 380 mm, có tiêm mao nhỏ ở mỗi đầu tế bào xoắn khuẩn để dễ di chuyển.

Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, nhưng có thể tồn tại nhiều tuần trong những chất hữu cơ ẩm ướt. Xoắn khuẩn gây bệnh hồng lỵ bằng cách xâm nhập vào cơ thể heo qua đường ăn, uống.
BiotechVET - Bệnh hồng lỵ ở lợn
2. Triệu chứng

Bệnh hồng lỵ thường biểu hiện với hai thể cấp tính và mạn tính:

Thể cấp tính:

Heo sốt cao 40 – 40,5 độc C, đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn. Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xám. Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy.

Thể mạn tính:

Sau khi heo mắc bệnh hồng lỵ ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tính. Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen. Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước. Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh hồng lỵ và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi lợn.

3. Bệnh tích

Xác heo chết gầy còm, lông dựng, dính phân, hiện tượng mất nước thường gặp. Tổn thương phù thành ruột già và màng treo ruột, trong khi ở ruột non không bị tổn thương.
Hạch lympho màng treo ruột sưng, thủy thũng nhẹ. Niêm mạc ruột được phủ một lớp màng nhầy và sợi fibrin lẫn đốm máu.


4. Phòng trị bệnh hồng lỵ

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thực hiện tốt các khâu vệ sinh thú y. Không mua heo bệnh hay mang trùng.

- Kháng sinh có tác dụng điều trị tương đối tốt là:
  • BTV – TYLAN200 liều 1ml/10kg thể trọng
  • Hoặc BTV – LINCOPEC liều 1ml/10kg thể trọng
  • Kết hợp tiêm cùng Vitamin K để chống mất máu bệnh sẽ khỏi rất nhanh
BiotechVET tổng hợp
Xem thêm: Bệnh lợn nghệ (Lepto) trên lợn, Bệnh Xeton huyết ở bò
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết Tìm trong chủ đề này
Tìm trong chủ đề này:

Tìm chi tiết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

 
Xây dựng bởi: SangNhuong.com