SangNhuong.com


Trở lại   CHỢ THÔNG TIN TÊN MIỀN (DOMAIN) VIỆT NAM > CHỢ TÊN MIỀN > TÊN MIỀN QUỐC TẾ

Trả lời
 
Công cụ bài viết Tìm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
 
  #1  
Cũ 10-03-2018, 08:42 AM
phuong78bdsa Online!
Senior Member
 
Tham gia ngày: Dec 2017
Bài gửi: 124
Mặc định Chuyển nhà thành hưng 2

https://chuyennhathanhhunghanoi.com...thanh-hung.html Sinh năm 1928, năm nay đã gần 90 tuổi thế nhưng cụ bà Nguyễn Thị Vân (Đê La Thành – Hà Nội) vẫn hàng ngày đều đặn, mưu sinh bằng nghề sửa chữa, vá xe bên vỉa hè Hà Nội. Đồ nghề của cụ chỉ đơn giản là một cái bơm cũ kỹ, một hộp nhỏ đựng kìm, búa và dăm miếng xăm, lốp xe.
Dù mưa hay nắng, cụ Vân vẫn đều đặn xách đồ nghề mưu sinh bằng công việc bơm vá xe bên góc đường Đê La Thành. (Ảnh: Hà Trang)

Hàng ngày, cụ thường dậy từ 4h sáng, dành thời gian tập thể dục rồi mới chuẩn bị đồ đạc, mở hàng. Nói về công việc đặc biệt của mình, cụ cười móm mém cho biết, học “lỏm” nghề sửa chữa xe từ người chồng quá cố. Trước đây, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên hai vợ chồng cụ Vân lặn lội từ Nam Định lên Hà Nội mưu sinh bằng đủ nghề kiếm sống. Đến khoảng năm 1996 thì ông bà “dắt díu” nhau chọn góc vỉa hè bên đường Đê La Thành để mở quán sửa chữa xe cho khách qua đường.
Dù đã gần 90 tuổi nhưng cụ vẫn thuần thục bơm, vá xe không khác gì thợ lành nghề, chuyên nghiệp. (Ảnh: Hà Trang)

Cụ Vân kể, khi ấy cụ chủ yếu bán nước, còn chồng mới là thợ chính. Tuy nhiên, thỉnh thoảng phụ giúp ông lấy đồ nghề, rồi quan sát cách ông sửa xe, cụ cũng học luôn được “bí quyết nhà nghề”. Sau này, khi chồng mất, cụ Vân vẫn duy trì công việc này như một thói quen, niềm vui sống mỗi ngày.
Đồ nghề của cụ Vân đơn giản là một chiếc bơm cũ kỹ, dăm miếng vá xe và búa, kìm. (Ảnh: Hà Trang)

Vài năm trước, khi lượng xe đạp còn đông đúc, công việc của bà Vân có phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hàng quán mọc lên nhiều, lượng khách cũng thưa thớt hẳn. Mỗi ngày, may mắn lắm mới có 2, 3 khách sửa hoặc bơm vá. Lượng khách ít ỏi, nên một tháng thu nhập của cụ Vân từ công việc này chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Số tiền ấy, một phần cụ đưa phụ con cái tiền ăn, một phần tích cóp phòng khi đau ốm.

Bà lão 94 tuổi vẫn vẽ tranh, viết truyện và “lướt” facebook

Sinh năm 1920, hiện trú ở Xa La – Hà Đông (Hà Nội), cụ Lê Thi được nhiều người biết đến với biệt danh là “bà còng Xa La” hay “cụ bà xì tin”. Hàng ngày, cụ đều dành thời gian vào mạng đọc tin tức và lướt qua các diễn đàn văn học. 97 tuổi, nhưng cụ Lê Thi vẫn có thể đọc vanh vách các bản tin trên các tờ báo mạng, vẫn tham gia “chém gió” nhiệt thành trên các diễn đàn mà cụ yêu thích. Thậm chí đến các vấn đề thời sự hàng ngày trong nước cũng như thế giới, đều được cụ quan tâm và theo dõi thường xuyên.
Dù đã ở cái "tuổi xưa nay hiếm" xong cụ Thi vẫn khá khỏe mạnh, minh mẫn. Cụ vẫn tự mình làm được các công việc cá nhân và thỉnh thoảng vào mạng đọc tin tức, viết truyện. (Ảnh: Hà Trang)

Nói về thói quen đặc biệt của mình, cụ Thi cười móm mém: “Tôi học máy tính từ năm 2000, ban đầu dự định chỉ để hoàn thành cuốn tiểu thuyết: “Ngược dòng” nhưng sau đó tôi được các cháu dạy cho cách vào “gu lờ” (google – pv), rồi facebook và yahoo. Ban đầu, cũng ngượng nghịu, lóng ngóng nhưng sau dần thì cũng quen đi. Bây giờ sức khỏe yếu nên tôi không vào nhiều như trước nhưng hầu như ngày nào cũng phải dành ít thời gian vào mạng để đọc truyện hoặc tin tức”.
Cụ bà Lê Thi cho biết bí quyết trường thọ của mình chính là tinh thần ham học hỏi. (Ảnh: Hà Trang)

Sau khi hoàn thành cuốn tiểu tuyết “Ngược dòng vào năm 2009” dài 200 trang, hiện cụ bà 97 tuổi này vẫn đang ấp ủ và viết dở một cuốn tiểu thuyết khác với tên gọi là “Vòng xoáy cuộc đời”.

Ngoài viết truyện, cụ còn làm thơ và vẽ tranh. Hiện cụ đã vẽ được khoảng 2000 bức tranh, chủ yếu là tranh phong cảnh làng quê. Năm 2017, cụ bà Lê Thi từng gây “sốt” cộng đồng khi xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài nhờ biệt tài “siêu công nghệ” của mình.

Bà lão U80 biểu diễn kỹ nghệ cắt tóc “độc nhất” ở Hà Nội

Dù đã 80 tuổi nhưng bà Phạm Xuân Thu (Hàng Buồm, Hà Nội) vẫn hàng ngày đều đặn mở quán, cắt tóc bên vỉa hè Hà Nội. Quán của bà Thu không có biển bảng, đồ nghề chỉ đơn giản là một hộp nhỏ đựng kéo, một chiếc gương soi và cũng chỉ mở 2 tiếng mỗi ngày song vẫn “hút” khách.

Điều đặc biệt, bà Thu chỉ cắt tóc cho nam giới. Nhiều người ở xa hàng chục km hay có cả khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch cũng thích thú ghé quán của bà. Tuy tuổi đã cao, song bà Thu vẫn đưa kéo thoăn thoắt, đặc biệt bà còn biểu diễn kỹ nghệ liếc dao cạo trên dây da điêu luyện khó ai sánh kịp.
Quán cắt tóc đặc biệt này chỉ mở hàng từ 7h sáng đến 10h hàng ngày. Có nhiều vị khách cắt tóc ở quán bà Thu đã được 5-6 năm. Ảnh Toàn Vũ

Bắt đầu làm nghề cắt tóc từ những năm 1960, trước đây bà Thu cắt tóc trong hiệu quốc doanh ở phố Hàng Khay. Vào đầu những năm 90, bà Thu nghỉ hưu về gắn bó với góc phố Hàng Buồm. Gần 60 năm cắt tóc, bà Thu cho biết, chỉ cần nhìn qua kiểu đầu một lần là bà có thể cắt theo y hệt, không cần phải tập trước. Với những kiểu đầu của giới trẻ hiện tại, bà cũng chỉ cần xem hình hoặc nghe tả là có thể cắt được ngay.
Bà Thu đã có gần 60 năm gắn bó với nghề cắt tóc. Ảnh: Toàn Vũ

Hiện tại, bà Thu chỉ mở quán từ 7h sáng đến 10h mỗi ngày và cũng chỉ cắt từ 5 – 6 đầu mỗi buổi. Bà bảo, muốn cắt đẹp phải đúng quy trình, không vội vàng, bởi phải có sự đầu tư, chăm chút. Trước mỗi một vị khách, bà Thu đều lựa chọn, nghiên cứu kỹ kiểu tóc để phù hợp với dáng người. Giá cắt tóc ở đây cũng khá rẻ, chỉ dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/ đầu.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết Tìm trong chủ đề này
Tìm trong chủ đề này:

Tìm chi tiết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

 
Xây dựng bởi: SangNhuong.com